Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h hàng ngày cả thứ 7, CN và các ngày lễ tết
Hotline: 024 37 152 152
“Chào bác sĩ. Em năm nay 22 tuổi, lần đầu em mang thai nên có nhiều bỡ ngỡ. Tính đến thời điểm hiện tại thì em đã mang thai 7 tuần, cơ thể bắt đầu có những thay đổi rõ ràng hơn. Vậy xin hỏi bác sĩ sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi như thế nào? Cảm ơn bác sĩ.”
Đây là câu hỏi của bạn Nguyễn Thị H (22 tuổi, Hải Dương) khi gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe sinh sản 02437.152.152. Chúng tôi hiểu rõ sự lo lắng, bỡ ngỡ của những chị em trong lần đầu mang thai. Hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn H và các bạn nữ khác thêm thông tin, tự tin và thoải mái trong việc chăm sóc suốt thời gian mang thai.
Khi đã mang thai 7 tuần, chắc hẳn người mẹ đã quen với sự hiện diện của một “sinh linh” bé bỏng trong cơ thể mình. Thai 7 tuần là thời điểm người mẹ bước sang giai đoạn giữa của tam cá nguyệt thứ nhất. Chị em nên
Thực tế, theo sự phát triển bình thường, thai 7 tuần là thời điểm các cơ quan, bộ phận trên cơ thể bắt đầu hiện rõ ràng hơn. Theo bảng đo cân nặng thai nhi (tiêu chuẩn của tổ chức Y thế thế giới), thai 7 tuần chỉ dài khoảng 1cm, nặng vài gam nên chị em chưa thấy bụng to, vẫn eo thon như thời con gái.
Dưới đây là sự phát triển của thai 7 tuần tuổi:
- Xương đuôi dần biến mất, sau đó “cái đuôi” của thai nhi sẽ tự mất đi.
- Ở các bàn tay, bàn chân sẽ xuất hiện những ngón tay, ngón chân có màng (giống dạng chân vịt).
- Bộ phận sinh dục chưa phát triển rõ ràng nên không thể chẩn đoán giới tính thai nhi ở thai 7 tuần.
- Cơ quan nội tạng dần phát triển, ống thở nối dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi.
- Các tế bào thần kinh cũng bắt đầu hình thành và kết nối lại với nhau để tạo ra một hệ thần kinh sơ khai ở thai 7 tuần.
- Kích thước thai nhi dần dần lớn lên, người mẹ có thể chưa cảm nhận được rõ ràng.
Thai 7 tuần thì chị em có thể chưa nhìn thấy rõ sự thay đổi ở bụng, chỉ nhô lên khi đến tuần thai thứ 12.
Dưới đây là một số thay đổi mà mẹ bầu có thể cảm nhận khi mang thai 7 tuần:-
- Mạch máu ở vùng ngực, tay chân hiện rõ hơn. Nếu đứng quá lâu có thể khiến bạn sưng đau, căng cứng cơ chân.
- Chị em ra nhiều khí hư, đây là hiện tượng bình thường mà ai cũng trải qua. Thời điểm này bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
- Khoảng 90% trường hợp mang thai 7 tuần có triệu chứng ốm nghén.
- Thỉnh thoảng bạn có cảm giác chuột rút, đau bụng dưới, chị em nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Trường hợp cơn đau nặng nề, chảy máu âm đạo thì bạn cần đi khám để đánh giá tình hình và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Mang thai từ giữa tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu có thể mọc nhiều mụn trên mặt. Lúc này bạn không nên lạm dụng thuốc trị mụn hay các loại kem khác để tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé.
- Đầu ngực lớn và thâm lại – đây cũng được coi là dấu hiệu mang thai điển hình mà chị em có thể nhận biết.
- Chị em có thể có những thay đổi về tính cách, cảm giác mệt mỏi, chán nản. Lúc này mẹ bầu cần sự quan tâm của người chồng để thoải mái tâm lý. Tình trạng này sẽ cải thiện khi bạn bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, thời điểm chờ đợi háo hức ngày chào đón con ra đời.
- Khi có cảm giác ốm nghén thì bạn nên nghỉ ngơi, nhờ người chồng hoặc người thân trong gia đình giúp việc nhà. Nếu mức độ ốm nghén nghiêm trọng, bạn hãy đi khám tại các cơ sở y tế chắm sóc sức khỏe sinh sản để có hướng giải quyết phù hợp.
- Trong 3 tháng đầu mang thai, chị em nên đi bộ đều đặn 15 phút mỗi ngày để giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Mang thai là thời điểm chị em cần thận trọng với chế độ dinh dưỡng, bổ sung tinh bột, sữa, vitamin…và uống 2 lít nước mỗi ngày.
- Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung các loại axit folic, canxi, sắt…
- Khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ bầu quan sát được sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
- Đặc biệt, mẹ bầu có thể tham gia một khóa học dành riêng cho bà bầu về cách sinh đẻ, giảm đau hoặc chuẩn bị tâm lý chào đón một “sinh linh” ra đời.
Trên đây là những thông tin về sự phát triển của thai 7 tuần tuổi, chắc hẳn chị em cũng đã hiểu rõ một giai đoạn quan trọng của thai kỳ. Trong thời gian mang thai, điều quan trọng là bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi và khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe mẹ và sự phát triển ổn định của thai nhi.
Xem Bài trước : Sự phát triển của thai nhi 6 tuần
Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi
Bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên với hơn 30 năm công tác trong ngành hiện nay bác sĩ Duyên vẫn đang khám tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa, vô sinh – hiếm muộn, bệnh lây qua đường sinh dục. Hiện Bác sĩ Duyên đang làm việc tại khoa sản phụ của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội