chat

Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h hàng ngày cả thứ 7, CN và các ngày lễ tết

Hotline: 024 37 152 152

Sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi

Tham vấn y khoa::

Tạ Thị Hồng Duyên
July 14, 2019

Tuần thứ 10 của thai kỳ vẫn nằm trong thời kỳ tam cá nguyệt. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng cả với mẹ và bé. Bạn có tò mò thai nhi 10 tuần tuổi sẽ như thế nào không? Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi.

Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 10

Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Ở tuần tuổi thứ 10, bào thai có kích thước như quả quất, với chiều dài từ đầu đến chân ngắn hơn 2,52cm và nặng khoảng 7g.

Tại thời điểm này, các bộ phận cơ thể bé cưng đã phát triển khá đầy đủ, như một người trưởng thành. Cụ thể:

- Tay bé đã có thể xòa ra hay nắm lại linh hoạt. Móng tay, móng chân đã được hình thành, đuôi biến mất.

- Các chồi răng bắt đầu xuất hiện dưới nướu. Một số xương trên cơ thể dần cứng lại

- Trán bé phồng lên cùng với sự phát triển của não bộ

- Các bộ phận như não, thận, gan bước đầu đi vào hoạt động theo chức năng vốn có

- Tủy sống bé bắt đầu sản sinh ra bạch cầu

- Nếu bào thai là con trai thì tinh hoán của bé sẽ bắt đầu sản xuất hormone testosterone của nam giới.

- Bé có thể mút ngón tay cái

- Lông mi mọc phủ đầy bờ mắt, giúp bảo vệ mắt cho bé

- Bé thường xuyên vận động như đá, trườn, xoay người hoặc vặn mình. Nhưng vì bào thai còn bé nên mẹ chưa thể cảm nhận được.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, tuần thứ 10 của thai kỳ là một mốc khá quan trọng trong thai kỳ.

Bởi đây là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ phôi thai, các dị tật bẩm sinh không có cơ hội để phát triển. Bé đã bắt đầu có hình hài con người và chính thức được coi là một thai nhi.

Sự thay đổi của mẹ bầu khi thai được 10 tuần tuổi

Cùng với sự phát triển của thai nhi, ở tuần thứ 10 của thai kỳ, các mẹ bầu cũng sẽ có những chuyển biến tích cực về cả sức khỏe và cơ thể.

- Ở giai đoạn này, các biểu hiện ốm nghén đã đã giảm dần, các mẹ đã có thể ăn uống ngon miệng hơn mà không phải lo lắng về những cơn buồn nôn, khó chịu.

- Lượng nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu vẫn tiếp tục tăng lên. Điều này sẽ khiến các bạn cảm thấy nóng hơn, hay đói, khát và dễ xúc động.

- Kích thước tử cung trong cơ thể mẹ bầu phình rộng hơn để đủ không gian cho bé phát triển. Tại tuần thứ 10, tử cung của mẹ bầu tương đương với quả bưởi.

- Cơ thể mẹ bầu bắt đầu tăng cân, bầu ngực căng lên khiến cho quần áo không còn vừa vặn, có cảm giác chật chội, khó chịu.

- Ở thời điểm này, bàng quang của mẹ bầu sẽ hoạt động nhiều hơn, do đó, các mẹ sẽ thường xuyên buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn so với bình thường.

- Một số mẹ bầu sẽ cảm thấy đau đầu hoặc gặp các vấn đề về lưng ở tuần thứ 10 của thai kỳ.

Việc mẹ bầu cần làm khi thai được 10 tuần tuổi

Khi bước vào tuẩn thai thứ 10, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung 300kcal/ngày vào khẩu phần ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn những loại đồ ăn nhẹ nhàng như trái cây, sữa chua để tăng lượng can xi và đảm bảo lượng vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Một số loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu sử dụng nhiều trong giai đoạn này là trứng, hải sản, các sản phẩm từ sữa... Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý không nên sử dụng các loại sữa béo, nguyên kem nếu trọng lượng cơ thể đã tương đối tốt.

Ở giai đoạn này, khi đi khám thai, các mẹ có thể trò chuyện và nhờ bác sĩ tư vấn thực hiện các phương pháp xét nghiệm để kiểm tra bất thường về di truyền nếu gia đình có lịch sử mắc bệnh di truyền hoặc mẹ bầu đã trên 35 tuổi. Ngoài ra, ở tuần thai này, mẹ đã có thể nghe được nhịp tim của trẻ bằng ống nghe Doppler.

Các hoạt động thể dục cũng được khuyến khích trong giai đoạn này. Các mẹ bầu nên đi bộ hoặc bơi lội để thúc đẩy cơ bắp, sức mạnh và giúp cho tâm lý thoải mái, bớt căng thẳng trong thai kỳ.

Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không dược chơi các môn thể thao nguy hiểm hoặc vận động mạnh, cần nhiều sức lực, vì điều này có thể làm giảm lượng oxy cung cấp cho trẻ.

Hy vọng với thông tin mang thai tuần thứ 10 cần lưu ý những gì mẹ bầu nên biết trên đây các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe của bản thân trong suốt thai kỳ, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện và hãy luôn đồng hành cùng gonhub.com để có thêm nhiều thôn

Xem Bài Trước: Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 9

Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 11

Tạ Thị Hồng Duyên

Bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên với hơn 30 năm công tác trong ngành hiện nay bác sĩ Duyên vẫn đang khám tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa, vô sinh – hiếm muộn, bệnh lây qua đường sinh dục. Hiện Bác sĩ Duyên đang làm việc tại khoa sản phụ của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội

Đăng Ký Khám

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.