Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h hàng ngày cả thứ 7, CN và các ngày lễ tết

Hotline: 024 37 152 152

Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi

Tham vấn y khoa::

Tạ Thị Hồng Duyên
July 14, 2019

Thai 12 tuần tuổi là giai đoạn cuối cùng của thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Lúc này cơ thể mẹ bầu đã thích ứng với sự tồn tại của thai nhi. Đặc biệt, bước vào giai đoạn này, bé yêu sẽ bắt đầu phát triển một cách mạnh mẽ. Dưới đây là một số thông tin về sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi mà mẹ nên biết.

Thai 12 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bước vào tuần thứ 12 của thai kỳ, thai nhi tiếp tục có sự tăng trưởng về cân nặng cũng như chiều dài cơ thể. Lúc này, bé yêu của bạn nặng khoảng 15gr và chiều dài cơ thể vào khoảng 5,5cm.

Đặc điểm nổi bật nhất củ trẻ khi được 12 tuần tuổi đó chính là sự phản xạ. Lúc này, ngón tay của bé đã có thể co duỗi, ngón chân có thể cong vệnh, cơ mắt khép chặt và miệng có phản xạ mút. Đặc biệt, nếu mẹ dùng tay gõ hay chọc nhẹ vào bụng, bé có thể phản ứng lại bằng cách ngọ nguậy, vặn vẹo thân mình. Tuy nhiên, thời điểm này vẫn còn khá sớm để mẹ có thể cảm nhận được những cử động này của trẻ.

Ở tuần thứ 12 của thai kỳ, xương khớp của trẻ đã trở nên cứng cáp hơn trước, các bộ phận trên cơ thể đã hoàn thiện và phát triển nhanh chóng. Các tế bào thần kinh và khớp thần kinh trong não trẻ phát triển rất nhanh, tăng lên theo cấp số nhân. Đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bộ não của thai nhi.

Nếu như ở thời gian trước, ruột của bé vẫn nối trực tiếp vào dây rốn và phát triển bên ngoài cơ thể thì lúc này nó đã gấp lại gọn gàng và di chuyển dần vào khoang bụng. Thận của bé bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang.

Khuôn mặt của trẻ đã giống với người bình thường hơn. Đôi mắt đã chuyển từ hai bên ra mặt trước của đầu, đôi tai cũng đã nằm vào đúng vị trí. Cổ của bé đa hình thành rõ rệt, giúp cho phần đầu và thân mình không có vẻ dính liền vào nhau như trước.

Lúc này, tim thai của bé đập nhanh gấp đôi ba lần so với mẹ. Mẹ rất dễ nghe được tim thai khi siêu âm.

Mẹ bầu thay đổi như thế nào trong tuần thứ 12 của thai kỳ

Một điều đáng mừng là từ tuần thứ 12 trở đi, nguy cơ sảy thai của mẹ đã thấp hơn trước khá nhiều do thai đã bám chắc vào tử cung của mẹ. Mẹ đã có thể đi lại thoải mái hơn chứ không phải giữ gìn cẩn thận như trước.

Bên cạnh đí, không ít mẹ bầu đã chia sẻ rằng, bước sang tuần thai thứ 12, họ không còn cảm thấy mệt mỏi và đi tiểu nhiều như giai đoạn trước. Tình trạng ốm nghén cũng thuyên giảm nhiều do lượng hormone trong cơ thể đã ổn định.

Một số thay đổi đối với mẹ bầu trong tuần thứ 12 gồm:

- Lượng máu tuần hoàn tiếp tục tăng lên, tuy nhiên không nhanh như các tuần trước. Nhịp tim của mẹ đã phù hợp với tình trạng tăng lưu lượng máu, giúp bơm máu nhanh hơn.

- Mẹ bầu không còn cảm giác tức ngực nhưng vẫn cảm thấy căng ở bầu ngực.

- Tử cung của mẹ đã phình to hơn. Cơ thể trở nên đầy đặn hơn, bụng bầu thấy rõ hơn. Đặc biệt, những mẹ bầu mang thai đôi hoặc đa thai thì phần bụng sẽ phình to hơn rất nhiều.

- Trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể tăng khoảng từ 1 – 2,5kg, tùy từng trường hợp.

- Một số mẹ bầu xuất hiện tình trạng táo bón do hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại

- Mẹ bầu có thể cảm nhận những lần ợ nóng đầu tiên do nhau thai sản xuất nhiều hormone progesterone. Nội tiết nó này làm các vách ngăn giữa dạ dày và thực phản trở nên lỏng lẻo, khiến axit trong dạ dày trào ra ngoài ống dẫn thức ăn, gây tình trạng bỏng rát rất khó chịu.

- Huyết trắng âm đạo có thể ra nhiều nhưng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn

- Một số mẹ bầu cảm thấy tăng ham muốn tình dục trong thời gian này.

Cột mốc siêu âm khi thai 12 tuần tuổi

Tuần 12 là tuần cuối cùng của giai đoạn đầu thai kỳ. Và đây cũng là thời điểm thăm khám quan trọng mà mẹ cần lưu ý.

Theo đó, trong tuần này mẹ nên đến cơ sở y tế để siêu âm thai. Kỹ thuật siêu âm 3D, 4D với hình ảnh rõ nét, chi tiết sẽ mang đến cho mẹ những thông số quan trọng và chính xác về sự phát triển của trẻ.

- Đo độ mờ da gáy: 12 tuần chính là “thời điểm vàng” để bác sĩ có thể đo độ mờ sau gáy của trẻ. Điều này sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường của nhiễm sắc thể nguy hiểm dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành… Chỉ số mờ da gáy được tính bằng milimet và càng thấp càng tốt. Trong trường hợp khoảng mờ dày hơn 3mm, khả năng bệnh lý của trẻ có thể lên đến 8-% và mẹ cần phải được kiểm tra bằng các phương pháp xét nghiệm khác.

- Tuổi thai và ngày dự sinh: Việc siêu âm trong tuần thứ 12 cũng sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác tuổi thai thông qua việc đo kích thước của thai.

- Một số chỉ số khác: Thông qua việc siêu âm khi thai 12 tuần tuổi, mẹ sẽ nắm được kích thước, trọng lượng và nhịp tim thai của trẻ. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ xác định được vị trí nhau thai giúp phát hiện kịp thời những bất thường như nhau thai bám thấp, thai vô sọ, cụt chi…

Mẹ cần đặc biệt chú ý, khi thai bước sang tuần thứ 14, những dấu hiệu này sẽ không còn rõ ràng nữa nên việc đo sẽ không còn chính xác nữa. Chính vì vậy, các mẹ không nên bỏ qua thời điểm siêu âm quan trọng này. Nếu có bất cứ vấn đề bất thường gì xảy ra, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ các phương pháp xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ trong tuần thứ 12 của thai kỳ

Bước vào tuần thứ 12, mẹ bầu đã bớt ốm nghén và có hứng thú hơn với việc ăn uống. Do đó, mẹ hãy cố gắng ăn thật nhiều loại đồ ăn bổ dưỡng để giúp bé phát triển thật tốt nhé.

- Trong tuần này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Chúng sẽ giúp mẹ tránh được các vấn đề về đường ruột.

- Mẹ cần uống thật nhiều nước và nên uống thành nhiều ngụm nhỏ, thường xuyên trong ngày

- Nếu không muốn uống nước lọc, mẹ cũng có thể sử dụng các loại nước ép hoa quả từ các loại hoa quả tươi, sạch.

- Các loại thực phẩm giàu chất sắt cũng vô cùng cần thiết trong thời điểm này để giúp cung cấp đầy đủ oxy cho cả mẹ và bé.

- Để hạn chế những cơn ợ nóng khó chịu, mẹ hãy tránh các loại thực phẩm, thức ăn chứa nhiều chất béo, nhiều axit hay gia vị.

- Mẹ cũng nên tránh các thực phẩm ngọt hay thức uống có chứa cafein

Như vậy là giai đoạn đầu tiên của thai kỳ đã trôi qua, mẹ đã có thể an tâm phần nào vì bé yêu đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá chủ quan vì quãng thời gian tiếp theo cả mẹ và bé đều có những thay đổi vô cùng to lớn. Cả mẹ và bố hãy cùng chuẩn bị thật tốt về tâm lý và cả sức khỏe để đồng hành cùng bé yêu đến khi chào đời nhé!

Tạ Thị Hồng Duyên

Bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên với hơn 30 năm công tác trong ngành hiện nay bác sĩ Duyên vẫn đang khám tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa, vô sinh – hiếm muộn, bệnh lây qua đường sinh dục. Hiện Bác sĩ Duyên đang làm việc tại khoa sản phụ của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội

Đăng Ký Khám

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.
tu