chat

Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h hàng ngày cả thứ 7, CN và các ngày lễ tết

Hotline: 024 37 152 152

Sự phát triểncủa thai nhi 14 tuần tuổi

Tham vấn y khoa::

Tạ Thị Hồng Duyên
July 14, 2019

Chắc hẳn bố mẹ rất tò mò muốn biết sự phát triển của thai 14 tuần như thế nào, khi mẹ bắt đầu bước vào thai kỳ giữa. Lúc này bé đã có tim thai và không còn là một phôi thai bé xíu nữa.

Thai nhi 14 tuần tuổi phát triển thế nào?

Sau khi hình thành và phát triển, thai 14 tuần bé đã bắt đầu có những chuyển động ánh mắt, mí mắt của bé vẫn còn khép kín. Nhưng nhìn chung những cơ mắt đã có cử động. Lúc này chỉ cần 1 ly nước ối cũng đủ để bảo vệ và hỗ trợ cho bé. Bé bắt đầu có phản xạ và có thể nuốt được nước ối. Dung dịch này sẽ đi vào thai, và được thải ra khi tiểu tiện.

Thai nhi 14 tuần
Hình ảnh thai nhi 14 tuần tuổi

Thai 14 tuần đã dài khoảng từ 8 – 9 cm tính theo từ đầu cho đến mông và bé nặng khoảng 43g. Ở tuần này các bộ phận sinh dục của bé đã phát triển rất nhất. Nếu bé là con gái, đã có khoảng 2 triệu trứng trong buồn trứng. Từ tuần thứ 14 trở đi đến khi chào đời, bé sẽ còn phát triển thêm hàng triệu quả trứng.

Tay, chân của bé đã bắt đầu dài hơn rất nhiều, gan và lá lách bắt đầu hình thành các chức năng. Bộ não của bé đang phát triển, nhờ đó bé có thể biểu lộ được cảm xúc trên khuôn mặt. Nếu mẹ làm siêu âm ở thời điểm này có thể gặp được hình ảnh bé đang mút ngón tay. Đây là giai đoạn phát triển khá ổn định của thai nhi và là giai đoạn an toàn cho cả mẹ và bé.

Dáng nằm của bé sẽ giống hệt lúc chào đời, vầng trán rộng, có cằm, mũi rõ ràng. Nếu mẹ có bất kỳ hoạt động nào mí mắt của bé cũng bắt đầu phản ứng khi được kích thích. Hệ xương phát triển rất nhanh và đang chuyển từ trạng thái sụn, mềm sang xương cứng.

Ở tuần thứ 14, nhịp tim của bé đã đập khoảng ½ nhịp tim của mẹ, đã đủ mạnh để mẹ có thể nhận thấy khi siêu âm. Bác sĩ có thể nghe thấy nhịp tim của thai từ tuần 14. Đồng thời, bé đã có thể biểu lộ cảm xúc trên gương mặt như: cáu giận, nhăn mặt…

Thai 14 tuần là thời điểm mẹ bầu đã bước sang tam cá nguyệt thứ 2

Đến với tam cá nguyệt thứ 2, ở giai đoạn này chị em đã có thể dễ chịu. Vì những yếu tố nguy hiểm với thai đề đã vượt qua được ở tuần 12. Mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái và nhiều năng lượng hơn một chút.

Thời điểm này mẹ có thể làm việc bình thường so với những tháng đầu tiên. Chẳng hạn như mẹ cũng bắt đầu phải thay đổi quần áo sao cho phù hợp và thoải mái. Tuần thứ 14 mẹ sẽ cảm thấy thường xuyên đau dây chằng tử cung.

Có rất nhiều phụ nữ, khi mang thai bị đau dây chằng tử cung là do sự phát triển của tử cung. Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, cảm giác này sẽ đau tăng dần trong cả thai kỳ.

Khi tử cung của bạn phát triển ngày một lớn hơn, các dây chằng hỗ trợ kéo dài và mỏng ra để thích ứng với trọng lượng ngày càng tăng. Trọng lượng này kéo trên các dây chằng và gây ra một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới. Nó thường gây chú ý nhiều hơn khi bạn thay đổi vị trí đột ngột hoặc đứng dậy từ tư thế ngồi, nằm hoặc khi ho. Cách tốt nhất để làm giảm nhẹ vấn đề này là hãy đặt chân lên cao và nghỉ ngơi trong một tư thế thoải mái sẽ giúp giảm bớt sự căng thẳng và đau đớn.

Những vấn đề về sức khỏe của mẹ trong tuần thai thứ 14

Dù ở giai đoạn này mẹ không còn phải lo sợ khi phải đối mặt với một số triệu chứng như: cảm lạnh, cúm, ho….Đó là do khi mang thai hệ miễn dịch của cơ thể bị giảm đi. Chính vì vậy, mẹ nên tự có biện pháp để bảo vệ mình tránh khỏi sự tấn công của các vi trùng, virus đó. Mẹ nên lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ, không dùng chung đồ uống, thức ăn, bàn chải đánh răng và tránh những người bệnh...

Trường hợp cơ thể có những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và kiểm tra sức khỏe. Và nếu được kê đơn thuốc để nhanh chóng hết bệnh, tránh ảnh hưởng đến em bé vì tình trạng bệnh của mẹ kéo dài khi không điều trị, bạn hãy uống thuốc như bác sỹ đã kê đơn. Vì trong nhiều trường hợp cần thiết, bà bầu vẫn phải uống thuốc và bác sỹ khi đã kê đơn cho bạn, đã có sự lựa chọn phù hợp nhất cho tình trạng mang thai của bạn.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi mang thai ở tuần 14

Mẹ nên có nhiều tương tác với thai nhi bằng các nói chuyện, đọc sách hay kể chuyện cho bé nghe. Điều này sẽ giúp con bạn khi sinh ra có khả năng ngôn ngữ phát triển hơn những đứa trẻ cùng trang lứa. Nếu trước đó mẹ đang vật lộn với cơn ốm nghén thì đến thời điểm này, hiện tượng đó sẽ chấm dứt và mẹ có thể nhanh cảm thấy đói hơn. Mặc dù mẹ cần ăn những thức ăn tốt cho mẹ và thai nhi, nhưng mẹ không cần phải ăn cho cả hai, mà nên ăn đủ chất và đa dạng các loại thực phẩm.

Bên cạnh đó, tuần thai thứ 14 cũng là thời điểm thích hợp để tập luyện sàn chậu nếu mẹ chưa tập trước đó. Luyện tập những cơ này sẽ giúp mẹ tránh tiểu tiện mất kiểm soát khi mẹ cười, hắt hơi hoặc ho. Mang thai và sinh đẻ sẽ đặt một áp lực lớn lên sàn chậu, bây giờ mẹ càng luyện cho những cơ này trở lên chắc khỏe thì càng tốt. Ngoài ra, việc tiêm chủng vắc xin và khám thai theo lịch cũng là những việc mà bà bầu nên làm, nên tuân thủ chặt chẽ trong tuần mang thai thứ 14 này.

Khi thai 14 tuần, bà bầu đã bắt đầu quen với những thay đổi trong cơ thể của mình. Đừng băn khoăn hay lo lắng nhiều, hãy tận hưởng những tuần thai thật thoải mái ở tam cá nguyệt thứ 2 này mẹ nhé. Vì, tâm trạng mẹ thoải mái và không căng thẳng cũng được xem là một liều thuốc bổ cho thai kỳ, giúp cả con lẫn mẹ đều khỏe hơn.

Tạ Thị Hồng Duyên

Bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên với hơn 30 năm công tác trong ngành hiện nay bác sĩ Duyên vẫn đang khám tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa, vô sinh – hiếm muộn, bệnh lây qua đường sinh dục. Hiện Bác sĩ Duyên đang làm việc tại khoa sản phụ của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội

Đăng Ký Khám

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.