chat

Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h hàng ngày cả thứ 7, CN và các ngày lễ tết

Hotline: 024 37 152 152

Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi

Tham vấn y khoa::

Tạ Thị Hồng Duyên
July 14, 2019

Mỗi ngày qua đi, thai nhi lại lớn lên một chút. Bên cạnh sự thay đổi về kích thước thì những sự phát triển khác của “bé yêu” cũng rất được các mẹ bầu quan tâm. Vậy sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi như thế nào? Bụng của các mẹ bầu đã lộ rõ hay chưa?

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 9
Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 8

Thai 9 tuần là giai đoạn chuyển giao cuối của tam cá nguyệt đầu tiên. Lúc này, thai nhi dài trung bình khoảng 2.54cm – 3 cm, nặng khoảng 7gr. Các cơ quan đã hình thành thì phát triển hơn và các bộ phận khác cũng xuất hiện cụ thể hơn.

Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi

Nỗi băn khoăn về giới tính đã tồn tại ngay từ khi bắt đầu mang thai, nhưng tuần thứ 9 vẫn chưa là lúc có câu trả lời. Đáp án sẽ có những giai đoạn sau của thai kỳ còn thai 9 tuần tuổi sẽ có những phát triển khác, bao gồm:

- Cân nặng tăng nhanh hơn.

- Nhau thai bắt đầu sản xuất hormone.

- Mí mắt bắt đầu hình thành.

- Quan sát được mắt, miệng và chóp mũi rõ ràng hơn.

- Bé đã có móng chân và móng tay.

- Ngón tay và ngón chân không còn màng dính mà bắt đầu tách ra.

- Tư thế nằm của bé thai đổi, giãn ra nhiều hơn.

- Tay bé đã có thể tự gập lại và để ở tim, còn chân cũng đã đủ dài để co lên trước bụng.

- Xuất hiện hai mún vú trên ngực.

- Các cơ quan bên trong như não, thận, gan, ruột đã “rục rịch” bắt đầu hoạt động.

- Các cơ và dây thần kinh cột sống bắt đầu căng ra từ tủy sống và về đúng ví trí.

Có thể thấy rằng, so với tuần thứ 8, thai 9 tuần đã phát triển rõ rệt và mối liên kết với cơ thể mẹ cũng rõ ràng hơn. Vậy còn cơ thể mẹ đang cảm thấy như thế nào?

Cơ thể mẹ cảm thấy như thế nào khi thai 9 tuần tuổi?

Những thay đổi ở cơ thể mẹ khi hai ở tuần thứ 9

Nhiều chị em thường lo lằng rằng khi thai 9 tuần, bụng bầu sẽ lộ rõ lên và làm họ mất tự tin. Nhưng thực tế, dù tử cung đã to và giãn ra, nhưng bụng bầu chưa to quá đâu. Chị em vẫn có thể mặc đồ bó và chỉ cần nới lỏng cho phần bụng là được. Ngoài hình dáng cơ thể, các mẹ bầu còn có một số thay đổi khác khi thai 9 tuần, bao gồm:

- Các triệu chứng ốm nghén như chán ăn, ăn không ngon xuất hiện rõ ràng hơn.

- Tâm trạng thay đổi, vui buồn thất thường do sự thay đổi của nồng độ hormone.

- Có tình trạng xì hơi khó kiểm soát.

- Tóc dày và ít rụng hơn.

- Tăng cân.

- Da ít mụn và căng hơn.

Lưu ý: Thai 9 tuần tuổi vẫn có thể bị sảy hay chết lưu. Do đó, các thai phụ hãy hết sức giữ gìn và chú ý nếu như có tình trạng ra máu bất thường ở vùng kín.

Mang thai 9 tuần tuổi không thể bỏ qua những điều này

Khám thai luôn là việc làm quan trọng, được thực hiện theo các mốc định kỳ. Vì thế, các thai phụ hãy chú ý thăm khám và siêu âm định kỳ. Hãy thuyết phục ông xã đưa chị em đi cùng để cả hai cũng thấy được những hình ảnh rõ ràng từ “bé yêu” nhé!

Bên cạnh đó, đừng bỏ qua những lưu ý sau:

- Thông báo cho gia đình, đồng nghiệp để sắp xếp sinh hoạt một cách hợp lý.

- Đừng quá ôm đồm hay tham công tiếc việc. Hãy cố gắng sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý.

- Ăn uống, bổ sung nhiều vitamin để cơ thể tăng sức đề kháng và giảm tình trạng ốm nghén.

- Ăn nhiều protein, ít nhất 75gr/ ngày cùng rau xanh, củ quả và các thực phẩm giàu sắt, magie như nho khô, lạc, xà lách, sữa, cá và thịt…

- Thay vì 3 bữa thông thường, có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ bằng các đồ ăn vặt như bánh quy.

- Có thể tập thể dục nhẹ nhàng bằng cách đi bộ buổi tối.

- Đánh răng đều đặn.

- Uống nhiều nước, trà gừng, trà thảo dược.

- Nói không với nước tăng lực và các sản phẩm kích thích dù cho cơ thể có mệt mỏi.

- Thay mới đồ lót, lựa chọn những loại có khả năng co giãn tốt.

- Kết nối với thai nhi. Hãy tập trung nghĩ về bé và đặt tay lên bụng, hát ru nhẹ nhàng hoặc bật những bản nhạc kích thích trí não cũng sẽ rất tốt cho bé.

- Việc quan hệ tình dục vẫn có thể diễn ra. Tuy nhiên hãy quan hệ với tần suất phù hợp, lựa chọn những tư thế phù hợp, giảm áp lực lên vùng bụng.

Đặc biệt, khi thai 9 tuần tuổi, các thai phụ nên thực hiện xét nghiệm nhiễm khuẩn âm đạo. Bởi nếu gặp phải bệnh lý này sẽ làm tăng nguy cơ sinh và việc vỡ non màng ối bao xung quanh bé hoàn toàn có thể xảy ra.

Do đó, nếu các thai phụ thấy có tình trạng khí hư bất thường màu trắng xám hay vàng xanh với mùi hôi khó chịu thì hãy nên thăm khám. Tốt nhất, nên làm xét nghiệm này khi khám khám thai luôn, bởi không phải lúc nào các triệu chứng cũng xuất hiện dù chị em đang mắc bệnh.

Tin rằng với những chia sẻ trên, thắc mắc về sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi như thế nào đã được giải đáp. Các thai phụ hãy lưu lại thông tin cần thiết để thấy được “bé yêu” của mình có phát triển đầy đủ, khỏe mạnh không nhé!

Xem Bài Trước: Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi

Bài tiếp theo: Sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi

Tạ Thị Hồng Duyên

Bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên với hơn 30 năm công tác trong ngành hiện nay bác sĩ Duyên vẫn đang khám tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa, vô sinh – hiếm muộn, bệnh lây qua đường sinh dục. Hiện Bác sĩ Duyên đang làm việc tại khoa sản phụ của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội

Đăng Ký Khám

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.