Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h hàng ngày cả thứ 7, CN và các ngày lễ tết
Hotline: 024 37 152 152
Khi được 8 tuần tuổi, những nỗi lo về sảy thai đã dần lùi xa. Thay vào đó, các thai phụ thường băn khoăn không biết sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi như thế nào? Cơ thế bé yêu đã có những bộ phận nào? Đã phát hiện được giới tính hay chưa?
Tuần thứ 8 là giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi. Lúc này, “bé yêu” có những chuyển biến rõ rệt về kích thước cơ thể. Cùng với đó là sự hình thành của một số cơ quan, bộ phận quan trọng.
Kể từ khi mang thai tới khi kết thúc thai kỳ, cơ thể phụ nữ luôn có rất nhiều những thay đổi. Trong đó, khi thai 8 tuần, chị em sẽ thấy:
- Thường xuyên “xì hơi” và rất khó để kiểm soát điều này.
- Dạ con lớn hơn kéo theo sự thai đổi kích thước của vòng 2.
- Khẩu vị thay đổi.
- Mệt mỏi và kiệt sức, nhiều trường hợp thậm chí còn cảm thấy chán nản.
Đối với nhiều trường hợp mang thai lần đầu, các thay đổi của cơ thể có thể khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng do chưa thích nghi. Tuy nhiên, nếu biết được rằng sinh linh bé nhỏ bên trong mình đang lớn lên từng ngày, chắc chắn chị em sẽ cảm thấy lạc quan hơn nhiều đấy!
Tuần thứ 8, tương đương với tháng thứ 2 trong tam cá nguyệt đầu tiên. Đây là lúc mà thai nhi đang có những phát triển cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Qua hình ảnh siêu âm, các mẹ bầu có thể hình dung về sự phát triển của thai 8 tuần như sau:
- Thai nhi có kích thước tương đương 1 quả cam sành.
- Đầu bé vẫn to hơn phần còn lại nhưng đã bắt đầu có cổ.
- Bắt đầu hình thành các ngón tay, ngón chân, các khớp và tứ chi.
- Dái tai, miệng và lỗ mũi cũng dần được định hình.
- Không còn quan sát thấy phần đuôi của phôi thai.
- Có một lớp tơ mịn bao phủ lấy cơ thể bé.
- Tim: đã phân chia thành 4 ngăn hoàn chỉnh và các hệ thống van cũng bắt đầu xuất hiện.
- Thận: Đã bắt đầu hoạt động lọc máu và nước tiểu.
- Bộ phận sinh dục: Đã hình thành và có dấu hiệu xuất hiện nhưng chưa đủ để nhận biết giới tính. Giới tính tai thường được phát hiện sau tuần thứ 15, khi cơ quan sinh dục phát triển đầy đủ hơn.
- Nhau thai: Phát triển hoàn thiện và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ vận chuyển, cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Lưu ý: Thai 8 tuần là lúc tim bắt đầu hoạt động nên khi siêu âm sẽ phát hiện thấy tim thai. Các mẹ hãy chú ý điều này. Trường hợp không phát hiện thấy tim thai, rất có thể là do:
- Thai phát triển chậm: Việc chưa phát hiện thấy tim thai là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển chậm. Lúc này để chắc chắn hơn, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện xét nghiệm nước tiểu để đo nồng độ HCG. Trường hợp dương tính, các mẹ bầu hãy tái khám sau đó khoảng 1-2 tuần.
- Thai chết lưu: Đây là rủi ro khá thường gặp. Thai nhi vì lý do nào đó đã không còn phát triển và chết lưu bên trong. Lúc này, các thai phụ có thể dựa vào một số biểu hiện để nhận biết như đau bụng, xuất huyết hay không còn tình trạng ốm nghén…
Bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ cũng đều có những lưu ý của các bác sĩ, thai 8 tuần cũng vậy. Theo đó, ở giai đoạn này, các mẹ nên khám thai với các hạng mục sau:
- Siêu âm, kiểm tra tim thai.
- Xét nghiệm, kiểm tra nội tiết. Trường hợp cần thiết có thể bổ sung qua đường tiêm, uống.
Ngoài ra, cũng không thể bỏ qua những lưu ý về dinh dưỡng và sinh hoạt như:
- Bổ sung thêm sắt, canxi và axit folic. Điều này sẽ giúp răng và xương của thai nhi được phát triển đầy đủ, bền vững hơn.
- Thay thế cafe bằng trà thảo dược, không sử dụng chất kích thích.
- Luôn chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt và đừng ngại sử dụng chúng. Bởi nhu cầu dinh dưỡng và thói quen ăn uống sẽ xáo trộn đáng kể khi mang thai.
- Không đứng lên ngồi xuống đột ngột mà cần chậm rãi để cơ thể điều chỉnh huyết áp.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thằng mệt mỏi.
- Giữ sức khỏe, tránh nhiễm trùng.
Đặc biệt, hãy nên nghĩ về bé nhiều hơn, đơn giản như việc đặt tên cho bé, dự định những bài hát ru cho bé. Đây là việc đơn giản nhưng lại là sợi dây tạo sự kết nối tinh thần giữa mẹ và con. Nó cũng giúp các chị em mới mang thai hình dung rõ ràng hơn mình sẽ trở thành “bà mẹ” như thế nào.
Trên đây là một số thông tin về sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi. Hy vọng nhờ những chia sẻ này, các thai phụ đã biết được em bé của mình đang lớn lên mỗi ngày như thế nào. Từ đó có kế hoạch thăm khám thai phù hợp cũng như duy trì sinh hoạt hợp lý để bé yêu phát triển trọn vẹn nhất!
Bài viết trước: Sự phát triển của thai nhỉ 7 tuần
Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 9
Bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên với hơn 30 năm công tác trong ngành hiện nay bác sĩ Duyên vẫn đang khám tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa, vô sinh – hiếm muộn, bệnh lây qua đường sinh dục. Hiện Bác sĩ Duyên đang làm việc tại khoa sản phụ của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội