Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h hàng ngày cả thứ 7, CN và các ngày lễ tết
Hotline: 024 37 152 152
Bước vào tuần thai thứ 13, bé cưng của mẹ đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Bé đã có thể nghe thấy những âm thanh bên ngoài và phản ứng lại với chúng. Thật thú vị phải không nào? Mẹ hãy xem sự phát triển của thai nhi 13 tuần tuổi là như thế nào nhé!
Như vậy là mẹ bầu đã vượt qua giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên và bắt đầu bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Trong giai đoạn này, bé yêu của bạn có sự phát triển rất nhanh chóng.
- Về kích thước và cân nặng: Khi được 13 tuần tuổi, thai nhi có cân nặng vào khoảng 23g và chiều dài cơ thể tính từ đỉnh đầu đến gót chân là khoảng 7,3cm. Bé đã gần như hình thành đầy đủ các bộ phận cơ thể để tập trung cho việc tăng trưởng về kích thước và cân nặng trong thời gian tiếp theo.
- Về nhịp tim: Lúc này, nhịp tim của bé dao động trong khoảng từ 120 – 160 nhịp/phút. Tuy nhiên đôi khi nhịp tim bé có thể tăng lên đến 180 nhịp/phút, nhất là khi bé cựa quậy nhiều.
- Về thần kinh, xương: Trong giai đoạn này, các tế bào thần kinh não bộ trẻ được hình thành và tăng trưởng rất nhanh chóng. Các mô bắt đầu hóa cứng thành xương trong đầu, cánh tay và chân bé. Các xương sườn bé xíu cũng đã có thể nhìn thấy.
- Về khuôn mặt: Khuôn mặt trẻ ở tuần thứ 13 đã có sự thay đổi đáng kể, các đường nét trên khuôn mặt đã rõ ràng hơn. Hai mắt đã tiến vào gần nhau, mí mắt của bé được nối vào với nhau để bảo vệ đôi mắt. Tai đã được cố định tại đúng vị trí, các xương nhỏ trong tai bắt đầu hình thành giúp bé có thể nghe được những âm thanh bên ngoài.
- Về hình dáng cơ thể: Bộ phận lớn nhất trên cơ thể trẻ vẫn là đầu, nó bằng khoảng 1/3 chiều dài cơ thể. Chân bé đã có kích thước dài hơn tay, cơ thể đã dài hơn ra, không bị cong như những tuần trước. Ngón tay đã hình thành các dấu vân tay.
- Hệ tiêu hóa: Trong tuần này, gan của bé bắt đầu tạo ra mật, lá lách tham gia sản xuất các tế bào máu đỏ, thận cũng làm việc.
- Về cử động: Khi được 13 tuần tuổi, bé đã có thể cử động thân mình như gập hai cánh tay hay đạp chân. Nhất là khi được kích thích từ bên ngoài, bé sẽ phản xạ nhiều hơn. Tuy nhiên, do trẻ còn quá bé nên mẹ chưa cảm nhận được những cử động (thai máy) này. Ngoài ra, bé cũng đã có thể mút tay và biểu hiện nét mặt như cau mày, nheo mắt hay nhăn mặt…
Ở tuần thứ 13, các triệu chứng ốm nghén của giai đoạn đầu đã giảm đáng kể giúp mẹ bầu cảm thấy bớt mệt mỏi hơn. Lượng hormone trong cơ thể mẹ được sản xuất bởi nhau thai, buồng trứng, tuyến thượng thận và tuyến yên đã ổn định hơn trước. Giúp cho bé yêu phát triển và khiến cơ thể mẹ bầu có những thay đổi phù hợp cho việc mang thai.
Cũng trong tuần này, huyết áp của mẹ sẽ giảm xuống hơn trong tuần này do hệ tuần hoàn hoạt động nhanh hơn. Tình trạng này sẽ kéo dài đến tuần thứ 24 của thai kỳ. Lượng máu để cung cấp và nuôi dưỡng thai sẽ tăng lên. Nhưng hầu hết là huyết tương hoặc dịch chất của máu. Các hồng cầu sẽ mất nhiều thời gian hơn để phát triển, chúng sẽ tăng lên vào khoảng tuần 20 của thai kỳ.
Cơ thể mẹ sẽ giảm lượng carbon dioxide (CO2) trong máu để CO2 được vận chuyển nhiểu hơn ra khỏi bé. Thể tích không khí để hô hấp và tốc độ hô hấp sẽ được điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi này khiến cho mẹ cảm thấy khó thở hoặc hơi thở nhanh hơn so với bình thường.
Ngoài ra, tình trạng ra nhiều dịch nhờn (khí hư) ở âm đạo sẽ xuất hiện nhiều hơn, khiến các mẹ luôn cảm thấy ẩm ướt, khó chịu ở “cô bé”. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất bình thường khi mang thai nhằm giúp cho âm đạo của mẹ không bị nhiễm trùng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh và thay đồ lót thường xuyên để “cô bé” không có mùi hôi và không bị viêm nhiễm nhé!
Trong giai đoạn này, bé cần một nguồn dinh dưỡng lớn để tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Do đó, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình để bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Theo đó, ở tuần thứ 13, mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa protein, chất xơ, chất sắt, axit folic và canxi… vào bữa ăn hàng ngày. Việc uống nhiều nước mỗi ngày cũng là điều rất cần thiết mà mẹ tuyệt đối không được bỏ qua.
Đặc biệt, tại thời điểm này, mẹ hãy đến bệnh viện để tiêm các vắc-xin cần thiết giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trong thời kỳ mang thai.
Và để giúp làm giảm bớt tình trạng đau và căng tức ở ngực, mẹ hãy sử dụng các loại áo ngực dành cho mẹ bầu với kích thước phù hợp. Mặc dù lúc này bụng bầu của mẹ vẫn còn khá nhỏ nhưng mẹ cũng nên sắm các loại váy bầu để mặc cho thoải mái.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chú ý tư thế khi đi ngủ, hãy ngủ nghiêng về một bên để không gây áp lực cho thai nhi. Nếu cảm thấy phần chân nặng nề, mẹ hãy mua thêm một chiếc gối ôm để kê chân cho thoải mái.
Làn da của mẹ cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề như khô, nổi nhiều mụn khi mang bầu. Và để cải thiện tình trạng này, mẹ hãy chú ý dành thêm thời gian chăm sóc da bằng các loại sản phẩn từ thiên nhiên an toàn.
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga cũng sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe và tinh thần rất tốt. Nó cũng sẽ hỗ trợ mẹ sinh nở được dễ dàng và thuận lợi hơn.
Bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên với hơn 30 năm công tác trong ngành hiện nay bác sĩ Duyên vẫn đang khám tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa, vô sinh – hiếm muộn, bệnh lây qua đường sinh dục. Hiện Bác sĩ Duyên đang làm việc tại khoa sản phụ của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội