chat

Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h hàng ngày cả thứ 7, CN và các ngày lễ tết

Hotline: 024 37 152 152

Sự phát triển của thai nhi 11 tuần tuổi

Tham vấn y khoa::

Tạ Thị Hồng Duyên
July 14, 2019

Mặc dù ở tuần thai thứ 11, kích thước của thai nhi còn rất nhỏ nhưng các ông bố bà mẹ đều rất tò mò không biết bé yêu phát triển như thế nào? Và cần phải lưu ý những gì để bé cưng có thể phát triển toàn diện và đầy đủ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hình dung được rõ hơn về vấn đề này.

Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, ở thời điểm 11 tuần tuổi, thai nhi đã nhỉnh hơn một chút về kích thước. Chiều dài của thai từ chân đến đầu là khoảng 4cm với trọng lượng khoảng 7g (tương đương với một quả quất). Đặc biệt, tỉ lệ giữa đầu và cơ thể bé đang ở mức 1:1, nhưng đây là điều hoàn toàn bình thường và sẽ thay đổi sau một vài tuần.

Ở tuần thứ 11, số lượng và chất lượng các mạch máu tăng lên theo cấp số nhân để đảm bảo cho thai nhi có thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Bên cạnh đó, các tế bào thần kinh cũng tăng lên nhanh chóng và các khớp thần kinh kết nối các dây thần kinh trong não đã được hình thành.

Lúc này, cơ thể trẻ được bao phủ bởi một lớp lông tơ. Chúng có tác dụng bảo vệ làn da trẻ trong môi trường nước ối. Các cơ quan, bộ phận trong cơ thể trẻ cũng phát triển, nằm đúng vị trí. Thanh quản trẻ được hình thành, tai chuyển đến vị trí cố định để phát triển lâu dài.

Một trong những bộ phận vô cùng quan trọng là cơ quan sinh dục cũng đang phát triển. Tuy nhiên vẫn chưa thể xác định được là trai hay gái. Trẻ lúc này đã có nhiều phản xạ hơn, tuy nhiên vì còn quá bé nên mẹ chưa thể cảm nhận được những phản xạ này của trẻ.

Sự thay đổi của mẹ bầu trong tuần thứ 11 của thai kỳ

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trẻ ở trong bụng, thì bản thân người mẹ cũng sẽ có một số sự thay đổi trong tuần thai thứ 11.

Bước vào thời gian này, tử cung của người mẹ tiếp tục nới rộng để phù hợp với sự gia tăng kích thước của trẻ. Điều này sẽ khiến các mẹ hay gặp phải các cơn đau nhức, mệt mỏi.

Cân nặng của mẹ cũng sẽ tăng theo từng tuần trong thai kỳ. Trung bình mẹ bầu sẽ tăng đều khoảng 0,5kg mỗi tuần trong giai đoạn này. Tuy nhiên, với những mẹ bầu bị ốm nghén nặng, không hấp thụ được các chất dinh dưỡng thì cân nặng có thể không xê dịch.

Bên cạnh đó, khi thai được 11 tuần tuổi, mẹ bầu cũng sẽ gặp phải tình trạng ợ nóng, khó tiêu sau khi ăn. Các cơn ốm nghén vẫn xảy ra, khiến các mẹ luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, không thể tập trung làm việc được.

Đặc biệt, các mẹ bầu sẽ cảm thấy da dẻ mình trở nên hồng hào, mịn màng hơn khi mang thai. Đây là kết quả của sự gia tăng thể tích máu và các hormone trong cơ thể khiến cho lượng dầu vùng mặt tăng lên. Tuy nhiên, nếu lượng dầu này tiết ra quá nhiều, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với tình trạng nổi mụn trứng cả. Tình trạng này chỉ xuất hiện tạm thời và biến mất sau khi sinh nở.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi thai được 11 tuần tuổi

Thai được 11 tuần tuổi vẫn nằm trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Lúc này, bé yêu của bạn cần một nguồn dinh dưỡng rất lớn để phát triển. Chính vì vậy, các mẹ nên lên kế hoạch ăn uống phù hợp và thật khoa học.

Theo đó, ở tuần thai thứ 11, mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh để bổ sung dưỡng chất và vitamin cho cả mẹ và bé. Một số món ăn phù hợp mà các mẹ có thể tham khảo như: khoai tay nấu thịt bò, đậu bắp xào tôm tươi, salat ngô và đậu...

Ngoài ra, khi mang thai, các mẹ cần giảm thiểu việc sử dụng cafein, bởi nó không có lợi cho sự phát triển của trẻ. Thay vào đó, các mẹ nên uống các loại nước ép hoa quả tươi hay trà thảo dược dành cho bà bầu để đảm bảo sức khỏe.

Đặc biệt, trong thời kỳ tam cá nguyệt, các mẹ không nên ăn các loại hải sản như ba ba, cua, rong biển... Bởi những loại thực phẩm này có tác dụng hoạt huyết, ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Các loại thực phẩm có tính nóng như vải, nhãn, hạnh nhân, thịt dê, thịt chó... có thể khiến cho thân nhiệt mẹ bầu tăng lên, không tốt cho việc tạo máu nuôi dưỡng thai. Các mẹ cũng không nên ăn các loại đồ cay nóng như ớt, mù tạt... vì nó có thể gây ra tình trạng đẻ non, thậm chí là sảy thai.

Những món lạnh cũng nên hạn chế ở những tháng đầu vì nó có thể làm kích thích tràng vị và dẫn đến đi ngoài.

Một số mẹ bầu vẫn bị ốm nghén ở thời điểm thai được 11 tuần. Để làm giác các cơn ốm nghén vô cùng khó chịu này, mẹ nên uống nhiều nước (khoảng 8 cốc mỗi ngày). Tuy nhiên, mẹ không nên uống nước trước khi đi ngủ để tránh phải thức giấc trong đêm do buồn tiểu.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp các mẹ bầu hình dung được sự phát triển của bé yêu trong tuần thứ 11. Các mẹ hãy chú ý chăm sóc bản thân và ăn uống thật đầy đủ, thăm khám định kỳ với bác sĩ để đảm bảo bé yêu được phát triển khỏe mạnh cho đến khi chào đời nhé!

Tạ Thị Hồng Duyên

Bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên với hơn 30 năm công tác trong ngành hiện nay bác sĩ Duyên vẫn đang khám tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa, vô sinh – hiếm muộn, bệnh lây qua đường sinh dục. Hiện Bác sĩ Duyên đang làm việc tại khoa sản phụ của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội

Đăng Ký Khám

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.