chat

Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h hàng ngày cả thứ 7, CN và các ngày lễ tết

Hotline: 024 37 152 152

Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi

Tham vấn y khoa::

Tạ Thị Hồng Duyên
July 14, 2019

Thai 6 tuần như thế nào? Đã có đầy đủ tay chân, mặt mũi hay chưa? Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, nhất là những chị em mang thai lần đầu gặp không ít bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm. Chúng ta sẽ tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi qua bài viết dưới đây, mời các bạn theo dõi.

Khi bạn đã mang thai được 6 tuần, chắc hẳn bạn đã từng đi siêu âm vào thời điểm nghi ngờ “dính bầu”. Lúc này, các mẹ bầu luôn có cảm giác hồi hộp, vui sướng và tò mò về sự phát triển của con.

Tìm hiểu sự phát triển của thai 6 tuần tuổi

Thai 6 tuần có sự thay đổi nhanh chóng về kích thước, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hình thành.

Sự phát triển của thai 6 tuần diễn ra như sau:

-Tim thai đập nhanh hơn so với người mẹ, khoảng 100-160 lần/phút. Khi siêu âm sẽ có tim thai, nếu chưa có tim thai thì bạn có thể đợi thêm 1-2 tuần.

- Máu bắt đầu di chuyển khắp cơ thể bé.

- Khi siêu âm sẽ thấy hình ảnh thai nhi dài khoảng 3mm, chỉ bằng 1 hạt đậu.

- Mẹ bầu có thể ngạc nhiên về sự phát triển bộ não thai 6 tuần với tốc độ khá nhanh.

- Lúc này, thai 6 tuần các bộ phận như miệng, mũi và tay chân đang dần phát triển. Bàn tay, chân nhú ra chồi non.

- Khuôn mặt thai nhi khá rõ ràng, qua siêu âm có thể thấy được nếp gấp mí đang che một phần mắt.

- Đầu thai nhi hơi to.

- Đối với các hệ thống cơ quan bên trong, bé đã có ruột thừa, tuyến tụy. Hệ thống hô hấp, tiêu hóa được hình thành.

- Thai 6 tuần có hình chữ C, đuôi nhỏ xíu đã mất đi.

Nhìn chung, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn, khám và phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường, từ đó có hướng xử lý kịp thời. Thai 6 tuần là giai đoạn thai nhi đang phát triển và hình thành các bộ phận, cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Khi mang thai 6 tuần, mẹ bầu nên lưu ý gì?

Không chỉ thai 6 tuần, mà trong suốt thai kỳ thì mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

Chị em nên lưu ý một số vấn đề:

- Khi bước sang giai đoạn thai 6 tuần trở đi, bạn sẽ thấy vòng ngực bắt đầu đầy đặn, nặng hơn so với bình thường. Lúc này bạn nên lựa chọn áo lót phù hợp, mặc dù chưa cần thiết mặc áo ngực dành riêng cho mẹ bầu hoặc mẹ bỉm sữa.

- Nên nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế các công việc nặng nhọc, di chuyển nhiều, giảm tải áp lực công việc.

- Nên khám thai định kỳ, theo dõi sự phát triển của thai nhi để phát hiện những bất thường có thể xảy ra.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Mẹ mang thai 6 tuần có những thay đổi gì?

Ở giai đoạn thai 6 tuần, mẹ bầu thường có những thay đổi về cảm xúc, sinh hoạt hàng ngày.

- Ốm nghén: Đa số mẹ bầu sẽ có cảm giác ốm nghén, có thể hết tam cá nguyệt thứ nhất. Tử cung tăng kích thước gấp đôi bình thường, do đó việc ăn uống cũng trở nên khó khăn. Khoảng 50% trường hợp chị em cảm thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ.

- Đi tiểu nhiều: Khi thai hơn 6 tuần tuổi, mẹ bầu bắt đầu đi tiểu nhiều hơn bình thường do lượng máu và chất lỏng thận cần xử lý tăng cao. Đồng thời, tử cung lớn gây áp lực lên bàng quang, từ đó dẫn đến triệu chứng đi tiểu nhiều.

- Thay đổi tính cách, cảm xúc: Khi mang thai 6 tuần, chị em sẽ có những thay đổi về cảm xúc, dễ cau có, khó kiểm soát cơn giận…Do đó, người thân, đặc biệt là người chồng nên thông cảm và quan tâm đến mẹ con hơn.

- Dễ mệt mỏi: Khi thai nhi bắt đầu lớn dần lên, chị em có cảm giác nặng bụng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Lúc này, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để giúp sức khỏe đảm bảo và chuẩn bị tốt cho một chặng đường dài thai kỳ.

Bên cạnh đó, khi mang thai 6 tuần, mẹ bầu sẽ có những thay đổi khác dễ nhận biết như:

- Ra nhiều khí hư màu nâu hoặc lẫn máu thì chị em nên nghĩ đến tình trạng dọa sảy thai. Lúc này, bạn nên đi khám để bác sĩ tư vấn và tiêm thuốc giữ thai. Bạn cũng không cần quá lo lắng nếu sức khỏe đảm bảo.

- Khi mang thai 6 tuần trở lên, mẹ bầu thường có cảm giác đau lưng, có thể do áp lực từ tử cung lên cột sống. Đây là hiện tượng bình thường mà chị em không cần quá lo lắng, chỉ cần bổ sung canxi từ thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.

- Trong suốt thai kỳ, chị em có thể gặp một số vấn đề khác như mất ngủ, tiêu chảy, chóng mặt…Vì vậy, các mẹ bầu nên làm quen với các thay đổi như trên để lấy lại cân bằng cuộc sống, từ đó giúp thai nhi phát triển  ổn định.

Xem thêm: Sự phát triển của thai nhỉ 7 tuần

Tạ Thị Hồng Duyên

Bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên với hơn 30 năm công tác trong ngành hiện nay bác sĩ Duyên vẫn đang khám tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa, vô sinh – hiếm muộn, bệnh lây qua đường sinh dục. Hiện Bác sĩ Duyên đang làm việc tại khoa sản phụ của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội

Đăng Ký Khám

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.