chat

Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h hàng ngày cả thứ 7, CN và các ngày lễ tết

Hotline: 024 37 152 152

Cách tính chu kinh kinh nguyệt và ngày rụng trứng

Tham vấn y khoa::

Tạ Thị Hồng Duyên
July 14, 2019

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý đóng vai trò quan trọng đối với chị em phụ nữ. Hiện tượng rụng trứng và kinh nguyệt mang tính chất chu kỳ. Việc tính toán được chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp chị em xác định được thời điểm thụ thai hiệu quả hoặc tránh thai an toàn. Vậy cách tính chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng như thế nào. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé?

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới thường bắt đầu ở độ tuổi dậy thì và là dấu hiệu báo hiệu cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt có tính chất lặp đi lặp lại hàng tháng, với số ngày dao động từ 28 – 32 ngày. Trong một chu kỳ sẽ diễn ra các hoạt động chính bao gồm: hành kinh, phát triển nang trứng, làm dày nội mạc tử cung, rụng trứng và thoái hóa nội mạc trứng.

Kinh nguyệt thường bắt đầu ở nữ giới trong độ tuổi từ 12 – 17 tuổi và kết thúc ở thời kỳ mãn kinh từ 45- 55 tuổi.

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày?

Nhiều người thường cho rằng, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường xảy ra trong khoảng 1 tháng, nghĩa là khoảng 30 ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thời gian kéo dài của chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ là không giống nhau. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 28 - 32 ngày, tuy nhiên cũng có những trường hợp chu kỳ này lại kéo dài tới 40 - 45 ngày. Ngoài ra, có không ít trường hợp có kì kinh nguyệt không đều, kì kinh bị rối loạn với những hiện tượng chậm kinh, rong kinh kéo dài… Có thể nói rằng, độ dài của chu kỳ kinh nguyệt tùy thuộc vào cơ địa từng người chứ không phải là do yếu tố thể trạng qui định.

Chu kỳ kinh nguyệt và thụ thai là hai yếu tố có sự liên quan mật thiết với nhau. Bởi chu kỳ kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh trứng và chuẩn bị môi trường trong tử cung để đón trứng đã thụ tinh và mang thai ở nữ giới. Do đó, nếu bạn chăm sóc tốt bản thân trong thời kì kinh nguyệt thì đây cũng là nhân tố quan trọng để người phụ nữ có được một sức khỏe tốt trong cả cuộc đời

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt?

Hiện tại, có khá nhiều cách tính chu kỳ kinh nguyệt được áp dụng. Dưới đây là phương pháp tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản và dễ dàng mà bất cứ bạn gái nào cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên, trước đó, các bạn cần chuẩn bị một cuốn lịch và một cây bút rồi thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Các bạn hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày "đèn đỏ" xuất hiện. Đây là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày có "đèn đỏ" tiếp theo và đánh dấu lại. Đây là ngày kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình.
  • Bước 4: Theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng, bạn sẽ có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình, từ đó tính được ngày "đèn đỏ" tiếp theo sẽ ghé thăm.

Ví dụ:

  • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 01/01.
  • Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 30/01.

Như vậy, suy ra chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 29 ngày và cô bạn "đèn đỏ" sẽ ghé thăm bạn vào ngày 28/02

Cách tính ngày rụng trứng với chị em có chu kỳ kinh không đều?

Ngày có kinh đầu tiên được tính là ngày đầu có hiện tượng ra máu. Trước đó có thể có vài giọt máu thì ngày đó có thể bỏ qua, không cần tính. Nhiều chị em vẫn lầm tưởng ngày sạch kinh mới là ngày đầu của một kỳ kinh mới, dẫn đến tính ngày rụng trứng dễ bị sai lầm.

Với chị em có chu kỳ kinh đến 32 ngày

Nếu chu kỳ 32 ngày là cố định thì thời điểm rụng trứng dễ thụ thai cũng sẽ cố định tương ứng. Chu kỳ kỳ hơn 28 ngày có thể áp dụng công thức suy đoán. Nghĩa là cứ dài thêm một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm một ngày. Ngược lại với chị em có chu kỳ kinh ngắn hơn 28 ngày thì ngày dễ thụ thai lại trừ đi 1. Ví dụ dễ hiểu hơn là nếu chu kỳ kinh là 32 ngày thì thời điểm dễ thụ thai sẽ vào ngày 15 = 11 + 4 đến ngày 20 = 16 + 4, và ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày 18 = 14 + 4 của chu kỳ.

Với chị em có chu kỳ kinh 26 - 30 ngày

Đối với chu kỳ kinh nguyệt thường là 26- 30 ngày, chị em phải tính toán 2 thời kỳ dễ thụ thai. Một là chu kỳ ngắn nhất, hai là chu kỳ dài nhất sau đó kết hợp 2 chu kỳ này lại với nhau. Theo đó, với chu kỳ 26 ngày thì thời điểm dễ thụ thai rơi vào ngày thứ 9 đến ngày thứ 14 của chu kỳ. Chu kỳ 30 ngày thì thời kỳ thụ thai vào ngày 13 đến ngày 18 của chu kỳ. Kết hợp hai chu kỳ này lại, thời điểm thụ thai của bạn ở ngày thứ 9 đến ngày thứ 18 và ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày 12- 16 của chu kỳ.

Nếu chu kỳ hoàn toàn không chuẩn, thường xuyên bị rối loạn thì không thể đoán trước được ngày rụng trứng. Chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều cần đi khám để kiểm tra nguyên nhân không rụng trứng trước đã và có biện pháp để điều hòa kinh nguyệt ổn định.

Sinh hoạt vợ chồng như thế nào để dễ thụ thai?

+ Tần suất

Lời khuyên cho các cặp vợ chồng để tăng khả năng thụ thai với là sinh hoạt vợ chồng với tần suất lý 2 lần/tuần hoặc 3 lần/tuần. Chú ý rằng làm chuyện ấy mỗi ngày không làm tăng xác suất thụ thai. Điều này còn gây ra tác dụng ngược làm giảm lượng tinh trùng, khiến cơ thể mệt mỏi. Thời điểm dễ thụ thai với chu kỳ 28 ngày là trong khoảng 13 đến 15, vì thế giai đoạn này cần tiến hành chuyện ấy 1-2 lần để nâng cao khả năng thụ thai. Nếu bạn chỉ sinh hoạt vợ chồng 1 lần/tuần hoặc ít hơn thì khả năng cao bạn đã bỏ qua thời kỳ dễ thụ thai nhất.

+ Lưu ý trong quá trình sinh hoạt vợ chồng

  • Người chồng nên tránh cho cơ quan sinh dục ở tình trạng nhiệt độ cao, nóng
  • Giảm bớt hoặc tránh hẳn việc massage, tắm bồn, xông hơ, hạn chế vận động mạnh, đi xe đạp
  • Người vợ nên chú ý đến sự thay đổi sinh lý, bước vào thời kỳ dễ thụ thai, lượng khí hư tăng lên nhiều, đồng thời tăng ham muốn tình dục
  • Sau sinh hoạt vợ chồng nên nằm ngửa 10-15 phút, tránh tiếp xúc các loại hóa chất
  • Cần điều trị các bệnh về âm đạo trước khi có kế hoạch mang thai

Ngoài ra, trong thời kì kinh nguyệt, phần lớn các chị em thường gặp phải các triệu chứng khó chịu như đau lưng, đau bụng dưới, mặt nổi mụn…  gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Để ngăn ngừa và làm giảm những triệu chứng này, các chị em nên chú ý những vấn đề sau:

  • Bố trí thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý, không nên làm việc nặng hay những việc gây áp lực cao khiến tâm lý căng thẳng, mệt mỏi.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê hay thuốc lá. Không ăn, uống những đồ lạnh.
  • Trong trường hợp bị đau bụng dưới thì có thể xoa bóp nhẹ nhàng, chườm khăn ấm lên vùng bị đau.
  • Khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết, lượng muối sử dụng ít hơn thường ngày.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách trong những ngày hành kinh để tránh viễm nhiễm cơ quan sinh dục ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ sau này.

Để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, các bạn có thể liên hệ đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội theo đường dây nóng 02437 152 152 – 0969 668 152 hoặc chát trực tuyến qua website để được các chuyên gia tư vấn chi tiết 24/24h.

Tạ Thị Hồng Duyên

Bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên với hơn 30 năm công tác trong ngành hiện nay bác sĩ Duyên vẫn đang khám tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa, vô sinh – hiếm muộn, bệnh lây qua đường sinh dục. Hiện Bác sĩ Duyên đang làm việc tại khoa sản phụ của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội

Đăng Ký Khám

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.