Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h hàng ngày cả thứ 7, CN và các ngày lễ tết

Hotline: 024 37 152 152

10 nguyên nhân gây ra đau tinh hoàn ở nam giới

Tham vấn y khoa::

Tạ Thị Hồng Duyên
November 17, 2018

Đau tinh hoàn là hiện tượng bất thường ở nhiều nam giới. Tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan mà không biết rằng đây là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm. Vậy thực hư nguyên nhân gây ra đau tinh hoàn ở nam giới là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Triệu chứng đau tinh hoàn gì?

Đau tinh hoàn
Triệu chứng đau tinh hoàn

Tinh hoàn là một trong những cơ bộ phận quan trọng trong hệ thống sinh sản của nam giới. Có nhiệm vụ sản xuất tinh binh và hormone sinh dục nam.

Đau tinh hoàn là một trong những bệnh nam khoa phổ biến ở nam giới. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đau là 1 hoặc 2 bên tinh hoàn. Bệnh nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nặng nề đời sống tình dục, sức khỏe sinh sản của nam giới.

Nguyên nhân đau tinh hoàn ở nam giới

Thực tế, đau tinh hoàn khiến nam giới gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Ngoài ra, còn đe dọa đến đời sống tình dục, khả năng thụ thai. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết.

Theo các chuyên gia, đau tinh hoàn có thể do chấn thương, thói quen hàng ngày. Tuy nhiên, cũng có thể do các bệnh lý nguy hiểm gây nên.

Trong đó, phổ biến nhất là 10 nguyên nhân dưới đây:

1. Đau buốt tinh hoàn bên trái do giãn tĩnh mạch tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh
giãn tĩnh mạch tinh có thể gây đau nhức ở tinh hoàn

Theo thống kê, có đến 80% đau buốt tinh hoàn bên trái là do giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nguyên nhân do đây là vị trí tập trung nhiều dòng máu chảy về tinh hoàn.

Khi mắc bệnh, quá trình lưu thông máu sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó, khiến máu sẽ chảy ngược vào  tĩnh mạch và gây sưng viêm.

Ngoài triệu chứng đau và sưng ở tinh hoàn, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng khác như:

  • Đau đớn khi giao hợp;
  • Đau khi làm việc nặng nhọc;
  • Tinh hoàn chảy xệ…

Nếu để bệnh kéo dài, có thể ảnh hưởng đến quá trình sản suất tinh trùng. Khiến chất lượng và số lượng tinh trùng bị giảm sút. Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn ở nam giới.

2. Nhức tinh hoàn có thể do chấn thương và xuất huyết

Nhức tinh hoàn cũng có thể do tinh hoàn bị chấn thương và xuất huyết. Tuy nhiên, tình trạng này không đáng lo ngại. Chỉ cần nam giới nghỉ ngơi tại chỗ hoặc làm phẫu thuật dẫn lưu nhỏ là bệnh sẽ cải thiện.

3. Thoát vị bẹn – Nguyên nhân tinh hoàn bị đau

Nguyên nhân tinh hoàn bị đau tiếp theo chúng tôi muốn nói đến chính là thoát vị bẹn.

Khi mắc bệnh, nam giới sẽ bị đau và sưng ở bẹn bìu. Nếu để kéo dài, sẽ khiến tinh hoàn đau đớn. Đặc biệt khi đứng lâu hay lao động nặng. Chỉ khi nghỉ ngơi cảm giác đau mới thuyên giảm.

Thông thường, người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân do tuổi tác khiến ổ bụng suy yếu và sa xuống dưới. Khi mắc bệnh, hầu hết người bệnh sẽ bị thoát vị một bên, rất ít trường hợp bị cả 2 bên.

4. Đau tức tinh hoàn do sỏi thận

Khi sỏi thận phát triển và bị đẩy xuống sẽ gây đau tức tinh hoàn. Trong trường hợp này, tinh hoàn mặc dù bị đau nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất tinh trùng và hormone.

5. Đau tinh hoàn bên phải do xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn cũng nằm trong danh sách nguyên nhân đau tinh hoàn bên phải ở nam giới.

Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh hoàn bị vặn xoắn. Khiến quá trình lưu thông máu đến tinh hoàn bị ảnh hưởng.

Khi mắc bệnh, bìu sẽ bị sưng một trong hai bên. Tinh hoàn cũng gặp tình trạng bên to bên nhỏ, bên cao bên thấp. Kèm theo đó là triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn.

Bệnh xoắn tinh hoàn không phát hiện sớm có thể gây hoại tử tinh hoàn. Từ đó, ảnh hưởng nặng nề khả năng sinh sản, sinh dục của nam giới.

6. Bị đau tinh hoàn do viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn

Viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn cũng là các bệnh lý khiến nam giới bị đau tinh hoàn. Nguyên nhân gây nên các bệnh lý này cho vi khuẩn hoặc virus.

Thông thường, khi mắc bệnh, nam giới sẽ gặp các triệu chứng như:

  • Đau tinh hoàn;
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu;
  • Đau đớn khi đi tiểu;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Sốt cao, buồn nôn;
  • Đau vùng bụng dưới.

Viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi. Những người có đời sống tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình. Hoặc những người vệ sinh cậu nhỏ kém, không cắt bao quy đầu.

7. Đau tinh hoàn bên trái là bị gì - Vỡ tinh hoàn

Đau tinh hoàn bên trái là bị gì? Có thể do nam giới bị vỡ tinh hoàn gây chảy máu và xuất huyết.

Nguyên nhân khiến vỡ tinh hoàn có thể chấn thương khi chơi thể thao hoặc do tai nạn giao thông.

8. Nang mào tinh – Thủ phạm gây đau buốt tinh hoàn bên trái

Nang mào tinh là một trong những thủ phạm gây đau buốt tinh hoàn bên trái. Tuy nhiên, các trường hợp mắc bệnh là lành tính.

Nguyên nhân hình thành nang mào tinh do sự tích lũy của tinh trùng. Khi nang mào tinh hoàn lớn sẽ gây căng tức và đau tinh hoàn.

9. Đau nhức tinh hoàn do ung thư tinh hoàn

Nguy hiểm nhất, đau nhức tinh hoàn có thể do nam giới đang mắc ung thư tinh hoàn.

Khi khối u phát triển, sẽ xuất hiện cục cứng trong tinh hoàn. Khi sờ vào sẽ thấy cứng ở đỉnh hoặc mặt sau tinh hoàn. Kèm theo đó là triệu chứng đau nhức, cảm giác nặng ở bẹn, bìu.

10. Tổn thương thần kinh sinh dục – Nguyên nhân đau tức tinh hoàn nhưng không sưng

Nguyên nhân gây đau tức tinh hoàn nhưng không sưng cuối cùng đó là tổn thương thần kinh sinh dục.

Loại tổn thương này xảy ra khi có áp lực kéo dài lên tinh hoàn khi đạp xe. Do đó, thường được gọi là “Hội chứng của người đi xe đạp”.

Đau tinh hoàn khi nào nên khám bác sĩ?

Thực tế, khi tinh hoàn bị đau rất nhiều nam giới e ngại trong việc thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, nếu thấy đau tinh hoàn kèm theo những triệu chứng dưới đây. Nam giới cần đi khám càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Da bìu có biểu hiện sưng đỏ, nóng rát hoặc mềm nhũn;
  • Sốt;
  • Đau đột ngột và ngày càng nghiêm trọng hơn;
  • Có khối u bất thường ở bìu;
  • Trước đó có tiếp xúc với người bị quai bị;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Bìu sưng tấy không giảm do bị chấn thương bìu hoặc bộ phận sinh dục.

Cách chữa đau tinh hoàn như thế nào?

Theo lời khuyên của các bác sĩ, khi tinh hoàn đau trước tiên nam giới cần ngưng quan hệ, thủ dâm. Đồng thời, vệ sinh cậu nhỏ sạch sẽ. Sau đó đến các cơ sở y tế để chữa trị.

Sau khi thăm khám, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh, sức khỏe bệnh nhân. Bác sĩ sẽ lên phác đồ chữa trị hiệu quả nhất.

Hiện nay, phổ biến là một phương pháp điều trị sau:

  • Đau tinh hoàn do viêm nhiễm:

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc kháng sinh để chữa trị. Thuốc có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện tình trạng đau đớn.

Lúc này, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc bỏ thuốc giữa chừng.

  • Nam giới bị đau tinh hoàn do một số bệnh lý:

Nếu đau tinh hoàn là do xoắn tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh. Bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa để điều trị.

Việc điều trị ngoại khoa không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của nam giới. Sau khi bệnh được điều trị, tình trạng đau đớn sẽ được cải thiện.

  • Đau tinh hoàn do chấn thương:

Nếu đau tinh hoàn là do chấn thương sẽ được kết hợp xoa bóp giảm đau và vật lý trị liệu. Giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện đau đớn.

Ngoài ra, đau tinh hoàn còn có thể được chữa trị bằng một số phương pháp khác như:

  • Hóa trị, chiếu xạ;
  • Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn - cấy tinh hoàn nhân tạo.

Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp nam giới nắm rõ 10 nguyên nhân gây ra đau tinh hoàn ở nam giới. Cũng như cách chữa trị hiệu quả hiện nay.

Nếu nam giới đang có những biểu hiện đau nhức ở tinh hoàn. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời. Giúp hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, chức năng sinh lý sau này.

Tạ Thị Hồng Duyên

Bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên với hơn 30 năm công tác trong ngành hiện nay bác sĩ Duyên vẫn đang khám tư vấn và điều trị các bệnh phụ khoa, vô sinh – hiếm muộn, bệnh lây qua đường sinh dục. Hiện Bác sĩ Duyên đang làm việc tại khoa sản phụ của phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội

Đăng Ký Khám

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.
tu