tu-van

Thời gian làm việc: Từ 8h - 20h hàng ngày cả thứ 7, CN và các ngày lễ tết

Hotline: 024 37 152 152

bác sĩ

Đi ngoài, đi đại tiện ra máu: Nguyên nhân, biểu hiện, chuẩn đoán và cách điều trị

Tham vấn y khoa ::
Tạ Thị Hồng Duyên
October 21, 2022

Đi ngoài ra máu hay đại tiện ra máu là hiện tượng không quá hiếm gặp. Tuy nhiên rất nhiều người còn mơ hồ và lo lắng liệu đây có phải là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì? chuẩn đoán và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc quan tâm cùng theo dõi!

Nguyên nhân đi ngoài, đi đại tiện ra máu

Có rất nhiêu nguyên nhân khiến bạn găph phải chiệu chứng di ngoài ra máu tươi. Máu có thể có lẫn trong phân khi đi vệ sinh, nhiều hơn thì thấm vào giấy vệ sinh, có trường hợp chảy thành giọt hoặc phun thành tia. Bệnh nhân có thể kem theo sốt hoặc đau phần hậu môn.

Đi ngoài ra máu không phải hiếm gặp, nguyên nhân có thể do táo bón, hoặc dị vật gây ra. Tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến hậu môn, trực tràng.

Đi ngoài, đại tiện ra máu thường biểu hiện thế nào

Chúng ta dễ dàng phán đoán đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe ở vùng hậu môn trực tràng. Ngoài biểu hiện đi cầu ra máu thì tùy theo từng bệnh lý mà người bệnh có các triệu chứng khác nữa. Mức độ ra máu khi đại tiện cũng rất khác nhau. Cụ thể dưới đây là triệu chứng đi ngoài ra máu:

  • Trên giấy vệ sinh có thấm máu
  • Nặng hơn thì máu chảy thành tia hoặc thành giọt
  • Đau vùng hậu môn
  • Mót rặn
  • Sờ thấy búi trĩ ở hậu môn
  • Đau bụng, nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Sút cân

Vậy cụ thể những triệu chứng do nguyên nhân nào gây ta, hãy cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo.

Đi ngoài ra máu là triệu chứng của bệnh gì?

Đại tiện ra máu có nhiều trường hợp xảy ra như máu đi kèm phân hoặc máu ra sau phân. Nhiều khi táo bón, phân cứng khiến cho việc đi đại tiện khó khăn thậm chí gây chảy máu. Nhưng hiện tượng này sẽ hết sau một vài ngày. Còn nếu thường xuyên bị đi cầu ra máu thì chắn chắn đây là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm ở vùng hậu môn trực tràng. Đi cầu ra máu là những triệu chứng của các bệnh lý sau:

Bệnh Trĩ nội, trĩ ngoại

Khi bị đi cầu ra máu, rất nhiều người lo lắng đến bệnh trĩ. Vì đây là căn bệnh phổ biến và cũng gây ra nhiều đau đớn. Lo lắng là hoàn toàn có cơ sở.

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn và phình to ra tạo thành búi trĩ ở trong hoặc ngoài hậu môn. Đại tiện ra máu là triệu chứng điển hình của bệnh. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, máu chỉ thấm một ít ở giấy vệ sinh. Nhưng khi bệnh nặn, máu có thể chảy thành nhỏ giọt, đỏ thậm. Đau đớn mỗi lần đi vệ sinh là điều không tránh khỏi. Ngoài ra người bệnh còn bị đau khi ngồi khi búi trĩ phình to.

Bệnh trĩ có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, trong đó yếu tố nguy cơ cao gây mắc bệnh bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai: do thường xuyên bị táo bón
  • Táo bón mạn tính
  • Tiêu chảy mạn tính
  • Hay rặn mạnh khi đi cầu
  • Có thói quen ngồi trong nhà vệ sinh lâu
  • Chế độ ăn ít chất xơ.

Đi ngoài ra máu do bị táo bón

Khi bị đi ngoài ra máu nhiều người nghĩ ngay đến bệnh trĩ nhưng nguyên nhân có thể chỉ là do táo bón, nhất là táo bón trong thời gian dài.

Táo bón là tình trạng phân cứng tạo thành cục cứng. Khi rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài làm cho ống hậu môn bị sưng nề, thậm chí bị chảy máu. Đó là lý do khiến đi cầu ra máu tươi hoặc máu bám trên phân.

Bệnh táo bón tuy không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài cũng có nguy cơ hình thành búi trĩ. Vì vậy bạn nên tìm cách giảm bớt và khắc phục táo bón càng sớm càng tốt. Uống nhiều nước, ăn nhiều chất sơ, tập thể dục và bổ sung lợi khuẩn là việc nên làm.

Đi cầu ra máu do nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một trong những biến chứng của táo bón. Tình trạng này khiến người bệnh bị đau và chảy máu khi đi cầu. Nhưng máu chảy ít hơn so với bệnh trĩ.

Ngoài ra người bệnh còn luôn cảm thấy ngứa ngáy hậu môn, vết nứt không được điều trị sớm có thể gây phì đại. Để hạn chế bị bệnh này, bạn nên chữa bệnh táo bón, tránh rặn nhiều khi đi cầu.

Viêm túi thừa khiến đại tiện ra máu

Bệnh lý ở sâu bên trong hậu môn gây đại tiện ra máu là viêm túi thừa. Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên ở gần cuối đại tràng trái. Bộ phận này bị viêm có thể gây chảy máu gián đoạn hoặc liên tục. Nếu túi thừa chảy máu kéo dài cần phải được phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

Đi vệ sinh ra máu do viêm đại tràng, trực tràng

Ngoài các bệnh lý ở hậu môn thì viêm đại tràng, trực tràng cũng là nguyên nhân gây đại tiện ra máu. Đại tràng là phần cuối của ruột già gần với hậu môn. Khi bị nhiễm khuẫn dẫn tới viêm có khả năng bị chảy máu. Ngoài ra những nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh bao gồm:

  • Nhiễm ký sinh trùng
  • Hội chứng ruột kích thích và bệnh Crohn
  • Sau xạ trị hoặc hóa trị
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
  • Uống nhiều rượu bia
  • Mắc bệnh táo bón.

Khi bị viêm đại tràng, người bệnh có các triệu chứng khác kèm theo như:

  • Đi cầu ra máu kèm dịch mủ
  • Đau quặn bụng dưới
  • Sốt
  • Tiêu chảy phân lỏng
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Sụt cân không rõ nguyên do
  • Thiếu máu.

Đi ngoài ra máu do bệnh Polyp

Bệnh polyp là những khối u ở niêm mạc ruột kết. Khi khối u này phát triển lớp lót của đại trực tràng gây viêm và chảy máu.

Đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng ung thư đại tràng hoặc trực tràng

Đại tiện ra máu đỏ tươi kèm dịch nhày hôi tanh có thể là triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng hoặc trực tràng. Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Để điều trị, người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật và thực hiện hóa trị, xạ trị. Bệnh có thể phát triển từ những polyp lành tính. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:

  • Đau bụng, chướng bụng
  • Đại tiện khó khăn
  • Phân lỏng những có lúc lại bị táo bón
  • Tiểu tiện không tự chủ
  • Tiết rắt, tiểu buốt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Ung thư đại tràng hay trực tràng cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng xấu hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Đại tiện ra máu có nguy hiểm không?

Như thông tin đã chia sẻ, đại tiện ra máu do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy mức độ nguy hiểm của tình trạng này phụ thuộc vào từng bệnh lý. Có trường hợp không nguy hiểm và cũng không cần điều trị, nhưng cũng có trường hợp phải điều trị ngay. Vì từ những bệnh chưa nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị ngay có thể phát triển thành bệnh lý nguy hiểm.

Vì vậy khi bị đại tiện ra máu bạn không nên chủ quan mà cần kịp thời thăm khám. Nếu để hiện tượng này kéo dài, có thể dẫn đến những hậu quả như:

  • Thiếu máu
  • Suy nhược cơ thể
  • Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt
  • Thể chất suy yếu
  • Sức đề kháng giảm
  • Khi bệnh phát triển thành ung thư có thể gây nguy hiểm đến tính mạng,

Vì vậy việc thăm khám kịp thời là rất cần thiết. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Đại tiện ra máu kéo dài 2-3 tuần
  • Trẻ em đi ngoài phân đẫm máu
  • Đi ngoài ra máu và bị sút cân
  • Đau bụng dữ dội
  • Phân lỏng kéo dài trong 3 tuần
  • Táo bón kéo dài
  • Rò rỉ ở hậu môn

Điều trị đi ngoài ra máu như thế nào?

Điều trị đại tiện ra máu bằng cách nào còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu do táo bón thì chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên vận động, bệnh sẽ được cải thiện. Còn nếu do các bệnh lý gây ra thì phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Một số loại thuốc phổ biến được dùng là:

  • Thuốc uống
  • Thuốc kháng sinh – giảm đau
  • Thuốc bôi

Địa chỉ chứa đại tiện ra máu ở Hà Nội

Nếu tình trạng đại tiện ra máu kéo dài và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như cuộc sống sinh hoạt thì bạn cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp.

Để việc điều trị mang lại hiệu quả tốt bạn cần tìm đến những địa chỉ uy tín. Dưới đâu chúng tôi xin gợi ý một số địa chỉ chữa đại tiện ra máu uy tín tại Hà Nội, các bạn ở ngoại tỉnh có thể đến bệnh viện tuyến huyện hoặc tỉnh để điều trị.

  • Bệnh viện Bạch Mai:
  • Bệnh Viện Việt Đức
  • Bệnh viện giao thông vận tải
  • Bệnh viện Bạch Mai
  • Bệnh viện quân y 108
  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô
  • Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội
  • phòng khám đa khoa quốc tế cộng đồng

Một số bài thuốc dân gian chữa đại tiện ra máu

Trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc chữa đại tiện ra máu. Bạn có thể tham khảo để áp dụng.

Bài thuốc từ rau diếp cá

Rau diếp cá có tính mát, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, tốt cho tiêu hóa. Ăn rau diếp cá giảm táo bón, bệnh trĩ và giảm triệu chứng ra máu khi đi cầu.

Cách làm: Rửa rau diếp cá rồi xay với nước và uống trước ăn 1 tiếng. Uống 2 lần/ ngày liên tiếp trong 3 ngày sẽ thấy tình hình được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc từ lá ngải cứu

Ngải cứu là vị thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau và nhuận tràng. Vì vậy dùng ngải cứu rất tốt cho người bệnh bị đi cầu ra máu.

Cách làm: Bạn giã nát ngải cứu rồi đắp lên hậu môn, rồi băng gạc lại. Nên thực hiện vào buổi tối. Với vơi bài thuốc này cần thực hiện kiên trì nhiều ngày.

Bài thuốc từ rau sam

Rau sam cũng là một vị thuốc đông y quen thuộc có nhiều tác dụng:

  • Trị nóng trong, giải độc gan
  • Kích thích lưu thông máu
  • Tiêu viêm
  • Nhuận tràng, lợi tiểu
  • Trị ngứa da
  • Trị bệnh kiết lỵ
  • Trị bệnh đại tiện ra máu

Cách làm : Giã nát rau sam, chắt lấy nước. Trộn thêm một chút mật ong và uống khi đói, mỗi ngày một lần.

Lưu ý là các bài thuốc dân gian chỉ hiệu quả với triệu chứng đại tiện ra máu thông thường. Còn do các bệnh trĩ nặng, viêm đại tràng thì chỉ giảm nhẹ triệu chứng mà không điều trị dứt điểm. Với những căn bệnh này phải được điều trị bằng tây y.

Những việc phải làm khi bị đại tiện ra máu

Thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng. Bên cạnh đó thì người bệnh cũng cần thói quen sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều tị cũng như phòng bệnh. Dưới đây là những việc bạn nên làm:

  • Hình thành thói quen đại tiện: Nên đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày. Chú ý không rặn, không ngồi quá lâu. Vệ sinh sạch sẽ sau khi đại tiện.
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động là cách kích thích nhu động ruột, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
  • Uống ít nhất 2l nước mỗi ngày
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: rau củ, trái cây. Một số loại rau nhuận tràng như mồng tơi, rau khoai lang… trái cây thì có đu đủ, bưởi, thăng long.
  • Ăn nhiều trái cây cung cấp vitamin C tăng cường sức đề kháng: cam, chanh, ổi, kiwi…
  • Thực phẩm giàu rutin tăng cường sức bền tĩnh mạch: lúa mạch, kiều mạch, cam, bưởi…
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chè đặc, café, đồ cay nóng.
  • Hạn chế sữa, phô mai, bơ vì rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Giữ tâm lý thoải mái: Căng thẳng khiến cho bệnh trĩ càng trầm trọng hơn.

Chế độ ăn uống tốt nhất cho người bị đại tiện ra máu

Những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đại tiện ra máu là bệnh trĩ và táo bón. Để cải thiện tình trạng đại tiện ra máu hãy áp dụng chế độ ăn phù hợp như sau:

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây: ăn các loại rau có tính mát, nhớt như mùng tơi, rau má, riếp cá, rau lang, rau đay, rau sam...các loại củ giúp nhuận tràng như khoai lang, thanh long, đu đủ.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết: Uống đủ nước, tối thiểu 1 lits rưỡi mỗi ngày.
  • Bổ sung những loại thực phẩm giàu magie như rau rền, bí ngô, các lại ngũ cốc hạt, sữa, thịt, trứng, cá...
  • Các loại quả giàu vitamin c như cam, quýt, bưởi, lê...giúp cơ thể tăng đề kháng.
  • Hạn chế ăn những loại đồ ăn cay nóng, chất kích thích như cafe, rượu, bia...
  • Ăn ít những thực phẩm giàu chất đạm, đồ chiên, gián nhiều mỡ.

Trên đây là những bệnh lý gây đại tiện ra máu và cách điều trị. Hy vọng những thông tin này đã giúp biết được những nguy cơ tiềm ẩn của hiện tượng này. Từ đó có biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa tốt hơn.

🎁 🎁 ƯU ĐÃI KHÁM TRĨ - HẬU MÔN - TRỰC TRÀNG
⭐ ⭐MIỄN PHÍ 100K CHI PHÍ KHÁM BAN ĐẦU. ⭐ ⭐
⭐ ⭐GIẢM 30% CHI PHÍ THỰC HIỆN THỦ THUẬT ⭐ ⭐
⭐ ⭐ NỘI SOI HẬU MÔN - TRỰC TRÀNG CHỈ 150K (GIÁ GỐC 450K)⭐ ⭐
TRUY CẬP TẠI ĐÂY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI.

BÀI TEST KIỂM TRA BẠN CÓ BỊ BỆNH TRĨ HAY KHÔNG?

(chỉ mất 30s chúng tôi sẽ cho bạn biết bạn đang mắc bệnh trĩ hay không)
Chú ý: "Kết quả bài kiểm tra sẽ được gửi tới SĐT của bạn trong vòng 30' (Dưới hình thức SMS)"
Tư vấn trực tuyến
Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.
Nếu bạn muốn nhận tư vấn trực tiếp [Miễn Phí] từ bác sĩ chuyên khoa, vui lòng click "Tư vấn trực tuyến"

Bài viết cùng chuyên mục

Đi ngoài, đi đại tiện ra máu: Nguyên nhân, biểu hiện, chuẩn đoán và cách điều trị

Đi ngoài, đi đại tiện ra máu: Nguyên nhân, biểu hiện, chuẩn đoán và cách điều trị

Đăng Ký Khám

Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ HÀ NỘI

Mọi thông tin trên website đều mang tính chất tham khảo và không thay thế cho chẩn đoán của bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi bạn tự ý áp dụng theo những hướng dẫn trên website. Vui lòng chat trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị theo phương pháp y tế.

THÔNG TIN LIÊN HỆ PHÒNG KHÁM

> Địa chỉ: Số 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội (Phía trên hầm chui Kim Liên)

> Hotline 01: 024.37.152.152

> Hotline 02: 0969.668.152

> Email: pkdakhoaquocte@gmail.com

> website: pkdakhoaquocte.webflow.io

> Giờ làm việc: 8:00 – 20:00

Bác sĩ CKI Lê Thị Nhài - 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm khám và chuẩn đoán bệnh x
Bác sĩ Phụ Khoa
Nếu bạn chưa có điều kiện đi khám chữa bệnh, có thể mô tả triệu chứng bệnh tại đây để được giải đáp.
Khám bệnh online